Những dấu ấn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
Ông Tô Duy, Trưởng Ban tổ chức, cho biết giải bóng rổ vô địch Hà Nội đã và đang được xây dựng để trở thành cầu nối giữa bóng rổ phong trào và bóng rổ chuyên nghiệp, mở ra nền tảng cho các cầu thủ trẻ cơ hội phát triển và tỏa sáng, qua đó phát hiện ra những nhân tố mới cho các giải chuyên nghiệp và đội tuyển quốc gia, đóng góp một cách bền vững vào sự phát triển của bóng rổ nói riêng và thể thao nước nhà nói chung.Kênh tắc nghẽn vì lục bình và cỏ dại
Các nhà nghiên cứu tại Viện Quang học, Cơ học tinh vi và Vật lý Trường Xuân (CIOMP), được cho là có vai trò chủ chốt trong các chương trình tên lửa và không gian của Trung Quốc, đã phân tích tín hiệu hồng ngoại của F-35 trong các tình huống tác chiến được mô phỏng có liên quan Đài Loan. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí bằng tiếng Trung Công nghệ Hàng không vũ trụ, theo tờ South China Morning Post hôm nay 11.2.Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi lớp phủ hấp thụ radar và bên ngoài của F-35 được làm mát đến nhiệt độ trung bình là 281 độ Kelvin (7,85 độ C) giúp máy bay tránh được các phương pháp phát hiện thông thường, thì luồng khí thải động cơ của máy bay, đạt gần 1.000 độ Kelvin, phát ra bức xạ hồng ngoại sóng trung bình mạnh hơn rất nhiều so với khung máy bay.Bằng cách tập trung vào phạm vi bước sóng 2,8-4,3 micromet, nơi nhiễu khí quyển ở mức tối thiểu, và triển khai các máy dò thủy ngân-cadmi-telluride cùng kính viễn vọng khẩu độ 300 mm, khí cầu không người lái bay lơ lửng ở độ cao 20 km có thể phát hiện ra dấu hiệu nhiệt phía sau của một chiếc F-35 cách xa hơn 1.800 km khi chiến đấu cơ tàng hình này được nhìn từ bên hông hoặc phía sau.Tuy nhiên, khả năng phát hiện từ phía trước vẫn bị giới hạn ở phạm vi 350 km do F-35 có cấu hình nhiệt phía trước giảm.Dù vậy, phát hiện trên cho thấy một lỗ hổng tiềm ẩn trong công nghệ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ và đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc theo đuổi năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, theo South China Morning Post.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với nghiên cứu trên.
Hà Thị Hậu: Từ cô gái chăn trâu đến 'nữ hoàng' chạy địa hình 100km thắng cả nam giới
Ở trận “derby cố đô” tại sân SVĐ Quân khu 5 diễn ra sáng 8.1, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã gây bất ngờ khi đánh bại đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế với tỷ số đậm đà 4-0. Trong chiến thắng ấn tượng của đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, không thể không nhắc đến tiền đạo Nguyễn Đức Tài. Anh đã tỏa sáng rực rỡ với cú đúp bàn thắng, giúp đội nhà giành trọn 3 điểm.Chân sút có dáng người cao to của đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã chơi thăng hoa với những pha xử lý ở đẳng cấp rất cao để mang về 2 bàn thắng đầu tiên. Phút 11, Đức Tài đón bóng trong vòng cấm và thực hiện động tác giả, trước khi tung cú sút kỹ thuật mở tỷ số. Chỉ 6 phút sau, tiền đạo sinh năm 2002 tiếp tục lên tiếng với cú sút phạt quyết đoán đưa bóng vào góc cao khung thành để nhân đôi cách biệt. Cả hai pha dứt điểm của Đức Tài đều khiến cho thủ môn của đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế chỉ biết đứng nhìn.Sau trận đấu, Nguyễn Đức Tài tiết lộ: “Những tình ghi bàn như thế, tôi đã tập đi tập lại rất nhiều lần, đặc biệt là những cú sút phạt trực tiếp. Tôi thường xuyên tập sút phạt trong những buổi tập cùng với đội, và thậm chí là tự tập ở nhà hoặc những khi đi đá bóng cùng bạn bè. Do đó, tôi mới có cảm giác tốt và tự tin để thực hiện những pha bóng như thế khi ra sân thi đấu”.Đáng chú ý, Nguyễn Đức Tài là cầu thủ từng nằm trong thành phần đội ĐH Huế đăng quang ngôi vô địch ngay trong lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức, vào năm 2023 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2024, Đức Tài vẫn chơi cho đội ĐH Huế. Nhưng đến mùa giải năm nay (2025), tiền đạo 23 tuổi đã trở về đầu quân cho đội bóng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, nơi mà anh đang theo học. Đức Tài chia sẻ: “Tôi đã học năm cuối rồi, nên rất muốn cống hiến một điều gì đó cho ngôi trường của mình”.“Tôi đã từng có kỷ niệm đẹp tại TP.HCM, khi cùng đội ĐH Huế vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần I - 2023. Và trong năm học cuối, tôi muốn có thêm một lần nữa cùng đội bóng của chính trường mình có mặt tại TP.HCM để lưu lại những kỷ niệm đẹp thời sinh viên, và tận hưởng bầu không khí sôi động trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng”, Đức Tài bày tỏ.Dù đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế có một trận đấu bùng nổ và thắng đậm 4-0 trước đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, nhưng cảm xúc của Nguyễn Đức Tài vào lúc này là vui buồn lẫn lộn. Bởi, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế không còn quyền tự quyết, mà phải phụ thuộc vào kết quả của trận đấu còn lại giữa đội ĐH Duy Tân và đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế (lượt cuối ngày 10.1). Ở lượt trận đầu tiên, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế thua 0-2 trước đội ĐH Duy Tân. Do đó, nếu đội ĐH Duy Tân để thua ở trận cuối, thì đội Trường ĐH Khoa học - Huế mới sáng cửa đi tiếp.Tại SVĐ Quân khu 5, VNPT Đà Nẵng đã hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - Công nghệ XGSPON cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Pháp bán đấu giá ấn ‘Hoàng đế chi bảo’ niên đại triều vua Minh Mạng
Ở Hàn Quốc và cả Nhật Bản, chuyện công khai tình cảm của ngôi sao vẫn có thể là điều cấm kỵ trong một nền văn hóa nơi người hâm mộ thần tượng họ còn các hãng thu âm muốn quảng bá đến khán giả rằng người nổi tiếng dễ tiếp cận.